Sikatop Seal 107. Phụ gia chống thấm SIka

Sikatop Seâl 107 là phụ gai chống thấm 2 thành phần chống thấm bể nước, nhà vệ sinh.

Sikaproof Membrane

Sikaproof Membrane là màng lỏng chống thấm bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần, thi công nguội

Sikalite. Phụ gia chống thấm Sika

Sikalite là phụ gia chống thấm dạng lỏng được chế tạo sẵn sử dụng ngay, giúp bịt mao dẫn trong be tông

Lưới địa kỹ thuật Tensar

Cung cấp lưới địa kỹ thuật Tensar độc quyền tại miền Bắc chất lượng

Băng cản nước chống thấm PVC

Cung cấp băng cản nước PVC chống thấm uy tín chất lượng giá cạnh tranh.

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Tự thiết kế nhà có tiết kiệm?

Một thói quen đậm cất người Việt Nam là có thể bỏ ra hàng tỷ đồng để xây dựng một ngôi nhà nhưng lại tiếc vài chục triệu tiền thiết kế. Không muốn tốn tiền thuê thợ thuê kiến trúc sư thiết kế chuyên nghiệp nhiều gia đình đã không những không tiết kiệm được đồng nào mà chi phí xây dựng còn có thể cao hơn nhiều lần. Không chỉ tốn kém kinh phí còn là nỗi khó chịu, bất tiện khi đi vào sử dụng. câu chuyện được chia sẻ trên mục Gia đình của trang Vnexpress.net là một bài học đáng để nhiều người đang chuẩn bị xây dựng nahf cửa quan tâm
Vợ chồng chị Bình đều làm kế toán, một tháng có tổng thu nhập hơn 25 triệu đồng. Năm 2007, họ nên nghĩa vợ chồng, đến nay đã có hai con. Năm 2014, cộng tiền có sẵn, bố mẹ cho và vay mượn thêm, anh chị mua được một mảnh đất 64m2 ở Quận 9, rồi lên kế hoạch xây nhà một trệt, một lầu, với kinh phí hơn 400 triệu đồng.
Chị Bình muốn thuê kiến trúc sư thiết kế bản vẽ, để có thể dự trù trước kinh phí, bớt sửa tới lui khi xây dựng, việc chọn vật liệu, màu sơn, trần nhà hay cửa, cổng, đường điện nước… cũng được sắp xếp một cách khoa học.

phi-cong-sua-vi-nha-khong-thiet-ke
Vợ chồng chị Bình liên tục chiến tranh lạnh vì khi xây nhà không thiết kế bản vẽ trước - Ảnh minh họa

Ngược lại, anh Tuấn (35 tuổi) nhất định không chịu. Theo anh, thuê kiến trúc sư thiết kế phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn, sao không để lại mua vật liệu tốt, hay bộ bàn ghế, chiếc tủ quần áo hoặc để dành trả lãi ngân hàng. “Những gia đình xây nhà phố mới thuê thiết kế bản vẽ, nhà mình nhỏ xíu sao phải tốn vào những chi phí không cần thiết”.
Theo anh, chỉ cần xem những nhà xung quanh xây như thế nào rồi cứ thế triển khai. Hoặc khi ký hợp đồng với người thầu, họ có nghĩa vụ làm sao để xây khoa học. Riêng đường điện nước, anh lên mạng đọc hướng dẫn rồi mày mò làm cho đỡ tốn chi phí.
Lời qua tiếng lại, họ chiến tranh lạnh một tuần. Cuối cùng, chị Bình phải nhường chồng vì nghĩ anh nói có lý, lúc đó chi phí cũng không nhiều, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
Ba tháng sau, họ dọn về nhà mới, đó cũng là khoảng thời gian những rắc rối liên tục xảy ra. Đầu tiên, kinh phí xây dựng dôi lên hơn 100 triệu đồng so với dự trù, do những lần tường xây bị xiên, phải chỉnh sửa, đập đi xây lại. “Chúng tôi chỉ muốn xây căn nhà khoảng 40m2, chừa lại ít đất trồng rau ăn, vậy mà nhà thầu họ đào móng bị lố”, chị Bình nói. Hai vợ chồng một lần nữa lại chiến tranh lạnh.
Tiếp đến, đường ống nước liên tục nghẽn, các vòi rò rỉ, cứ ở dưới xả trên lại tắc, phải hút, khắc phục liên tục mà không cải thiện. Các ổ cắm điện liên tục cháy rẹt, làm chập điện, phải thay liên tục. Có lúc trời nóng, vợ con đang bật máy lạnh, anh Bình cắm bàn ủi thì ngay lập tức điện bị chập, khét lẹt, phải gọi người đến sửa.
Chưa kể căn nhà không có tính thẩm mỹ, các cột, góc tường bị méo, nền nhà lô nhô, trong thấp ngoài cao, hoa văn trang trí cũng không hợp lý. “Ban đầu, chúng tôi muốn xây cửa hai phòng ngủ cách xa nhau, vậy mà không được như ý muốn làm bao rắc rối diễn ra”, chị Bình nói.
Chị nói anh bảo thủ, không nghe vợ mới để xảy ra tình trạng nhà mới xây mà vừa ở vừa sửa. Anh tự ái, bảo vợ lúc nào cũng chỉ biết dạy chồng, nhảy lên cổ người khác ngồi. Đỉnh điểm là lúc anh nói: “Cô giỏi thì đập đi xây lại, không có tiền còn lắm chuyện”. Chị nghe mà ấm ức nên đã viết đơn đòi ly hôn.
Tương tự câu chuyện trên, vợ chồng anh Hoàng (Bình Phước) cũng gặp nhiều rắc rối về đường điện nước, cách bố trí các phòng chức năng, khu vực hành lang, cửa ra vào không khoa học, vì khi xây nhà không thiết kế bản vẽ trước.
Anh cho biết, hai năm trước, hai vợ chồng muốn xây một căn nhà ba tầng, 5 phòng ngủ cho vợ chồng, ông bà, các con và cho khách đến chơi. Đi Sài Gòn, thấy nhiều nhà bên ngoài trang trí đẹp nên anh chụp lại rồi xây dựng theo. “Bây giờ tôi đã thấy đó là một việc làm vô cùng sai lầm”, anh Hoàng nói. 
Kiến trúc sư Trần Công Doãn cho rằng, vợ chồng chị Bình nằm trong nhóm người không sẵn sàng chi một khoản kinh phí để thuê kiến trúc sư làm bản vẽ. Họ nghĩ rằng, cứ đi một vòng, xem nhà hàng xóm nào đẹp và kêu ông thợ thầu "copy" y chang như vậy là được, mà chẳng biết rằng, xây nhà chứ không phải may một cái áo.
Theo anh Doãn, xây nhà là một việc rất hệ trọng và cực kỳ phức tạp, với nhiều người, đó là tài sản cả đời mới có được. Nếu không có bản vẽ trước, trong quá trình thi công sẽ nảy sinh hàng loạt vấn đề, nhiều lúc muốn thay đổi theo ý mình thì phải đập đi xây lại, đó chính là nguyên nhân làm chi phí đội lên cao.
Đó là chưa kể, cấu trúc đất của mỗi gia chủ khác nhau, khi đi "xào" mà không tính toán đến yếu tố kỹ thuật, tính thẩm mỹ thì ắt sẽ xảy ra tình trạng ở thì rắc rối, đập xây lại thì kinh phí không có.
Theo anh Doãn, hiện nay, công nghệ thiết kế đã được cải tiến rất nhiều, trong quá trình thực hiện, tất cả các dữ liệu mặt cắt, mặt đứng, mặt bằng và các chi tiết trong công trình liên kết với nhau chặt chẽ. Khi một chi tiết thay đổi thì tất cả hệ thống bản vẽ sẽ được cập nhật song song. Điều đó hạn chế tối đa các sai sót và chỉnh sửa trong quá trình thi công. Không những thế, nó còn bóc tách khối lượng vật tư cụ thể, chính xác cho từng hạng mục công trình, giúp gia chủ xem được bảng dự trù kinh phí trước khi bắt đầu khởi công. Vì thế, bỏ bớt chút chi phí cho việc thiết kế từ đầu sẽ giúp bạn loại bớt các nỗ lo không đáng có về sau.