Sikatop Seal 107. Phụ gia chống thấm SIka

Sikatop Seâl 107 là phụ gai chống thấm 2 thành phần chống thấm bể nước, nhà vệ sinh.

Sikaproof Membrane

Sikaproof Membrane là màng lỏng chống thấm bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần, thi công nguội

Sikalite. Phụ gia chống thấm Sika

Sikalite là phụ gia chống thấm dạng lỏng được chế tạo sẵn sử dụng ngay, giúp bịt mao dẫn trong be tông

Lưới địa kỹ thuật Tensar

Cung cấp lưới địa kỹ thuật Tensar độc quyền tại miền Bắc chất lượng

Băng cản nước chống thấm PVC

Cung cấp băng cản nước PVC chống thấm uy tín chất lượng giá cạnh tranh.

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

15 năm lên quân - hạ tầng Long Biên ngày càng hiện đại

15 năm sau khi được nâng cấp lên quận hiện tại bộ mặt kinh tế xã hội của quận Long Biên ngày càng được thay đổi rõ rệt và nhanh chóng. Điểm sáng nhất của Long Biên không chỉ dừng lại ở các mục tiêu kinh tế xã hội mà còn dễ dàng nhận ra ở việc cơ sở hạ tầng ngày càng được hiện đại hóa. Việc hạ tầng của Long Biên ngày càng được hiện đại không chỉ đáp ứng tốt cho cuộc sống của dân cư hiện tại mà còn là lời mời gọi theiets thực nhất cho các nhà đầu tư để biến Long Bên trở thành một điểm sáng trong sự phát triển kinh tế chung của Hà Nội. Có được điều này là nhờ sự vào cuocj mạnh mẽ của chính quyền và sự ủng hộ nhiệt tình của người dân và các nhà đầu tư trên địa bàn.

Hệ thống giao thông hiện đại với gần 10.000 tỷ đồng
Năm 2003, Long Biên được phê duyệt lên thành quận; trong 15 năm qua nhiều dự án giao thông đã được đầu tư trên địa bàn với tổng vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó tính riêng các dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng là gần 10.000 tỷ đồng.

Hạ tầng Long Biên ngày càng hiện đại.

Trong đó có nhiều tuyến đường quan trọng giúp kéo Long Biên đến gần trung tâm thành phố Hà Nội hơn, đặc biệt là khu vực phố Cổ và hồ Gươm. Đồng thời các tuyến đường này cũng giúp việc lưu thông trong khu vực thuận tiện và dễ dàng hơn. Trong đó phải kể đến các tuyến đường như: Nút giao Long Biên - Nguyễn Văn Cừ - nút giao được hoàn thiện đồng bộ gồm cầu vượt bằng thép lớn nhất Việt Nam, hầm chui đường sắt...; đường Ngô Gia Tự mở rộng; mở rộng đường quốc lộ 1 (cũ) đoạn qua quận Long Biên; đường Nguyễn Văn Cừ;…
Loạt dự án hạ tầng này sau khi hoàn thiện và đi vào hoạt động đã đẩy giá BĐS nơi đây tăng cao gấp đôi, thậm chí có khu vực tăng gấp 3 lần.
co-so-ha-tang-quan-long-bien-ngay-cang-duoc-phat-trien-ien-dai
Cơ sở hạ tầng quận Long Biên ngày càng được quan tâm phát triển hiện đại

Mới đây nhất, cuối tháng 10/2018 quận Long Biên cũng đã đưa vào khai thác tuyến đường Trường Pháp rộng 25m và đầu tháng 11/2018 đã cho khởi công tuyến đường Cổ Linh kéo dài rộng 40m điểm đầu nối với đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài đến đường đê Ngọc Thụy.
Bên cạnh đó, hệ thống các công trình chiếu sáng, cấp, thoát nước, hồ điều hòa, công viên, cây xanh… cũng được đầu tư đồng bộ, không chỉ đáp ứng tốc độ đô thị hóa mạnh của quận mà còn tạo cảnh quan môi trường trong khu vực, giúp Long Biên trở thành vùng đất mơ ước của những ai yêu thích cuộc sống xanh, trong lành, thoải mái và tiện nghi.

Diện mạo thay đổi, BĐS cũng “sang trang”

Là quận có diện tích lớn nhất Hà Nội (với hơn 60 km²) lại được quy hoạch bài bản, khoa học: các khu đô thị và hạ tầng tiện ích xã hội được bố trí hợp lý; quy định về đường, vỉa hè và tiêu chuẩn về công viên, bệnh viện, trường học,… cũng được đáp ứng, đảm bảo một cuộc sống tiện nghi và hiện đại cho dân cư.
Giao thông bên trong khu vực quận Long Biên cũng khá thoáng, ít ách tắc và đặc biệt cư dân di chuyển từ Long Biên vào trung tâm thành phố Hà Nội rất thuận tiện nhờ có nhiều tuyến đường, nhiều cây cầu từ nhiều hướng để lựa chọn.
Diện mạo thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại chính là yếu tố lớn nhất giúp BĐS quận Long Biên “sang trang”, nhờ thế nhiều gia đình sở hữu đất đai và BĐS tại đây cũng “đổi đời”.
Cách đây khoảng 10 năm, tại Long Biên, hạ tầng đi đến đâu giá BĐS tăng lên ở đó. Khi đó, những người dân sở hữu BĐS mặt đường lớn như mặt đường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự,… được dịp “phất” vì giá BĐS tăng nhanh chóng mặt, thậm chí có nơi tăng gấp 3, gấp 4 lần.
Từ những năm 2014, nhiều chủ đầu tư lớn đã rót tiền đầu tư nên ngày càng có nhiều khu đô thị quy mô tại Long Biên. Thế mạnh lớn nhất của những KĐT này là tính quy hoạch có hệ thống với nhiều concept “một bước chân, ngàn tiện ích”,… đã tạo nên một xu hướng mới “dời phố qua sông”. Xu hướng này đã chứng kiến một làn sóng di dân cơ học từ khu vực phố Cổ và trung tâm Hà Nội sang an cư và sinh sống tại các KĐT, các dự án ở bên kia sông Hồng – quận Long Biên.
Những khách hàng lựa chọn xu hướng này thường tìm kiếm một nơi đáp ứng yêu cầu về một cuộc sống chất lượng hơn, cao cấp hơn nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện di chuyển vào trung tâm. Vì thế, họ thường ưu tiên lựa chọn những dự án lớn, có quy hoạch đồng bộ về nhà ở, khu thương mại, công viên, hồ điều hòa, trường học cho con,…

Sống tại “thành phố bên sông Hồng” đã trở thành niềm tự hào của rất nhiều người dân khu vực phố Cổ và tại Long Biên. Vì vậy, những sản phẩm ra mắt giai đoạn này thường có giao dịch khá tốt, điển hình là dự án shophouse Khai Sơn Town của chủ đầu tư Khai Sơn và đơn vị đồng đầu tư Cenland. Sau sự kiện mở bán vào cuối tháng 10 vừa qua, dự án này đã có gần 40 giao dịch thành công và số lượng giao dịch này vẫn không ngừng tăng lên nhanh chóng.
Quy hoạch hạ tầng và kết nối giao thông đồng bộ tại Long Biên đã tạo nên sự chuyển dịch lớn trong nhu cầu an cư của người dân Thủ đô. Bên cạnh đó, tiềm năng khai thác cho thuê của BĐS quận Long Biên cũng được đánh giá rất khả quan khi thành phố chủ trương quy hoạch Long Biên trở thành trung tâm hành chính thương mại giao dịch quốc tế, trung tâm đô thị mới của Hà Nội.
(Theo Dân Trí)


Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Hàng nghìn tỷ đồng ngân sách bị thất thoát khi nhiều địa phướng bán rẻ đất

Kiểm toán nhà nước đưa vào tầm ngắm hàng loạt ông lớn bất động sản
Sau Thanh tra hàng loạt dự án bất động sản tại Hà Nội bị thu hồi thuế
Giải quyết hồ sơ nhà đất phải có phí lót đường
Sau khi tiến hành thanh tra kiếm toán hàng về tình hình sử dụng đất đai tại các địa phương Kiểm toán nhà nước đã phát hiện ra nhiều vấn đề. Một trong số đó là tình trạng các địa phương đã và đang bán rẻ đất cho nhà đầu tư gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Đây là vấn dề cần được nghiêm túc nhìn nhận để tránh những hệ quả bất lợi về sau.
Bán “rẻ” đất cho chủ đầu tư
Năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị giai đoạn 2013 – 2016 tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP.HCM, thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hoà, TP. Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa và chọn mẫu đối chiếu tại 30 địa phương.
ban-re-dat-cho-nha-dau-tu
Nhiều địa phương đang bán rẻ đất cho nhà đầu tư

Theo nguồn tin của Dân trí, Kiểm toán Nhà nước đã có báo cáo về việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý sử dụng đất đai liên quan đến kết quả kiểm toán nói trên. Theo đó, một loạt sai sót, hạn chế và bất cập trong công tác quản lý đất đã được chỉ rõ.
Đáng lưu ý là về việc xác định giá đất. Cụ thể theo cơ quan kiểm toán, việc giao đất thực hiện các dự án chủ yếu theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không thông qua đấu giá tiền sử dụng đất nên không xác định được giá thị trường.
Đặc biệt, giá đất xác định theo các phương pháp do các địa phương lựa chọn thường thấp hơn giá thị trường dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số 36 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn xác định giá đất thì có 5 phương pháp xác định giá đất. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi địa phương áp dụng một phương pháp xác định giá đất khác nhau, hoặc áp dụng cùng một phương pháp nhưng cách hiểu khác nhau dẫn đến xác định số tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách khác nhau.
Thậm chí, tại cùng một địa phương còn có chênh lệch lớn về giá trị khu đất khi áp dụng các phương pháp khác nhau dẫn đến thất thoát ngân sách.
Ngoài ra, việc xác định giá đất của các địa phương còn nhiều sai sót, hạn chế gây thất thoát ngân sách nhà nước, như áp dụng phương pháp xác định giá đất không phù hợp, áp dụng sai thời điểm, không kịp thời xác định nghĩa vụ tài chính hoặc điều chỉnh lại đơn giá tính tiền sử dụng thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất làm tăng giá trị tiền sử dụng đất nhưng chưa kiểm tra, rà soát để xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung của chủ đầu tư…
Về công tác giao đất, một số địa phương không thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà ban hành văn bản công nhận chủ đầy tư theo hình thức chỉ định, vi phạm Luật Đầu thầu.
Ngoài ra, việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số dự án không đúng theo đối tượng theo Quyết định số 09 và Quyết định số 86 của Thủ tướng Chính phủ; cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở đô thị nhưng không đảm bảo thủ tục và cơ sở pháp lý.
Thậm chí, cho phép điều chỉnh mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ không đúng thẩm quyền, giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất thương mại dịch vụ (thuộc đối tượng thuê đất), không phù hợp quy định của Luật Đất đai 2013.
“Giao đất không có trong kế hoạch sử dụng đất hoặc giao đất khi văn bản chấp thuận đầu tư hết hiệu lực; cho phép chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất từ thương mại dịch vụ sang đất ở không hình thành đơn vị ở, xác định người mua biệt thự, căn hộ gắn liền với quyền sử dụng đất (đất ở không hình thành đơn vị ở) được sử dụng đất ổn định lâu dài, chưa phù hợp với Luật Đất đai năm 2013”, báo cáo Kiểm toán Nhà nước nêu rõ.
“Băm nát” quy hoạch
Bên cạnh những sai sót trong công tác giao đất, xác định giá đất, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rõ những sai sót, bất cập trong việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch.
Cụ thể, việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất còn chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế, chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết còn yếu kém nên quá trình triền khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều do trùng lắp quy hoạch với các dự án khác hoặc không phù hợp với quy hoạch…
Một số chỉ tiêu quy hoạch xây dựng chưa đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành, như: Diện tích xây dựng trường học, y tế không đủ nhu cầu tại chỗ, bố trí đất làm bài đỗ xe, cây xanh thiếu so với quy định, khoảng cách giữa các dãy nhà cao tầng chưa đảm bảo mức tối thiểu…
Đáng lưu ý, cơ quan kiểm toán cho biết, một số dự án phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch nhưng không tiếp thu đầy đủ ý kiến của các bộ, ngành chức năng dẫn đến một số chỉ tiêu không phù hợp quy đinh, phê duyệt quy hoạch 1/500 không tuân thủ quy hoạch 1/2000 được duyệt dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung.
Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết còn trường hợp không đúng thẩm quyền, một số địa phương còn điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh quy hoạch của một số dự án tại các thành phố lớn không căn cứ vào định hướng quy hoạch chung, còn bất cập.
Cụ thể như việc tăng số tầng, vượt quá số tầng và chiều cao tầng theo quy định, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng, giảm diện tích công cộng, cây xanh đã làm cho mật độ và số lượng dân số tăng.
“Đây là yếu tố cơ bản gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư”, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ.
Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 8.323 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN của các dự án được kiểm toán là 3.978 tỷ đồng; kiến nghị các địa phương xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm mà Kiểm toán Nhà nước tạm xác định là 4.337 tỷ đồng.
(Theo Dân Trí)
CÔNG TY KINH DOANH HÓA CHẤT CHỐNG THẤM TẠI HÀ NỌI
http://hoachatchongthamsika.blogspot.com/

Mua được nhà giá rẻ nhờ là "người đến sau"

nếu như trước đây những người đặt tiền mua nhà sớm sẽ được nhận nhiều ưu đãi từ các chủ dự án đầu tư. Tuy nhiên hiện nay mọi chuyện dường như đang có nhiều thay đổi. Những người đến chậm hơn lại đang được nhận nhiều ưu đãi hơn so với người đến trước. Đây thực sự là một điều "may mắn" cho những người mua nhà.
"Trâu chậm" uống nước trong
Vừa nhận nhà tại dự án ở Hà Đông nhưng chị Nguyễn Hồng Nhung đã tỏ ra nuối tiếc khi biết tin hàng xóm cùng chung cư mới chị mua nhà rẻ hơn. Cụ thể, những khách hàng mua sau được chủ đầu tư bán rẻ hơn mỗi mét vuông 1 triệu đồng. Người mua sau tiết kiệm gần 70 triệu đồng với căn hộ hơn 60m2.
Trong khi, năm 2017, thời điểm chị Nhung mua căn hộ trị giá 1,1 tỷ đồng diện tích hơn 60m2, phải chênh thêm 60 triệu đồng. Còn hiện giờ, nếu khách hàng đóng hết tiền nhà chủ đầu tư còn giảm thêm 5%. Với số tiền 1,1 tỷ đồng, nếu gửi tiết kiệm 1 năm thì chị cũng đã có thêm một khoản lời lớn.
“Dự án còn rất nhiều căn hộ, người sau được hưởng lợi nhiều quá, còn những khách hàng mua trước đấy lại không được ưu đãi gì, thậm chí còn phải canh xếp hàng mua, đóng tiền chênh”, chị Nhung tiếc nuối.

Mua nhà giá rẻ lại được hưởng nhiều ưu đãi hơn người đến trước
Liên hệ với giới dự án, nhân viên môi giới cho hay, thời điểm cận Tết, chủ đầu tư muốn bán hàng nhanh nên đã ưu đãi cho những vị khách mua hàng lúc này. Chưa kể, chủ đầu tư còn hỗ trợ khách về tiến độ tài chính, khách hàng chỉ đóng 30% có thể nhận được nhà, vay lãi suất 0%. Còn khách hàng đóng đủ sẽ được giảm giá thêm.
Phủ nhận việc giảm giá vì còn ế căn hộ, nhân viên môi giới này khẳng định, nếu mua nhà sau Tết thì giá sẽ tăng và không còn những căn hộ đẹp.
Tương tự tại một dự án khác ở quận Hoàng Mai, thời điểm mở bán, chủ đầu tư chỉ bán một số lượng nhỏ để làm thị trường, khách mua phải chịu mức chênh và ít căn đẹp. Còn những người mua sau lại có nhiều sự lựa chọn, được ký ngay hợp đồng với chủ đầu tư, hưởng ưu đãi.
Thậm chí, khách hàng còn có thể mua cắt lỗ với giá rẻ hơn của chủ đầu tư. Một căn hộ 80m2 tại đây thời điểm 2016 có giá từ 3,1 tỷ/căn nay có nhà đầu tư rao bán cắt lỗ chỉ 2,9 tỷ đồng. “Lúc mình mua chọn căn đẹp chênh cả chục triệu đồng, giờ bán cắt lỗ không có ai mua”, một người rao bán căn hộ chia sẻ.
Ngoài ra, nhiều suất căn hộ cùng dự án giảm ít nhất 200-500 triệu/căn. Thậm chí, khi liên hệ thương lượng, nhiều người bán vẫn chấp nhận giảm xuống nữa cho khách hàng có thiện ý mua.
Thực tế trước đây tại nhiều dự án căn hộ chung cư, càng tới thời điểm giao nhà, mức giá chênh bên ngoài thị trường đều tăng. Thậm chí có dự án tăng tới vài trăm triệu đối với các căn đẹp.
Hên xui từng dự án
Khảo sát thị trường, nhiều dự án căn hộ cũng khá ưu ái cho khách hàng mua sau. Trong khi các chính sách về tài chính, ưu đãi được công bố rộng rãi thì bên cạnh đó, có một vài điều khoản “bí mật” ký riêng nhằm tránh những người mua nhà trước đó phản ứng.
Ngoài ra, chủ đầu tư còn thông qua tặng quà cho khách hàng như tặng vàng, nội thất,... nhằm hạ giá bán. Tuy nhiên, những dự án có chính sách bán hàng này đều ở phân khúc cao cấp, còn giá căn hộ tầm 1 tỷ đồng lại ở cách xa trung tâm.
Nguồn cung căn hộ đang có xu hướng tăng lên cao

Nguồn cung căn hộ đang tăng
Ông Nguyễn Cao, giám đốc một sàn BĐS, nhận định, việc mua sau rẻ hơn mua trước đang diễn ra, nhưng không phải dự án nào cũng như vậy. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, đó là do giá cao hoặc người mua không nhiều. Khi nguồn căn hộ đã mở bán chưa tiêu thụ hết, vẫn còn khoảng 2/3, thì lượng hàng mới tiếp tục ùn ùn bung ra, thách thức tính thanh khoản của thị trường.
“Nếu cứ chọn mua sau cũng có thể bị đắt hơn cả trăm triệu đồng, nói chung nhìn vào thị trường khó có thể nhận định cái nào mua sau thì có lợi”, ông Cao cho hay. Theo ông Cao, các chủ đầu tư giờ cũng đã khôn hơn khi đưa ra những điều kiện giảm giá, đặc biệt là giấu không cho người mua trước biết.
Trước đó, với các dự án giảm giá cho người bán sau, chủ đầu tư đã phải hoàn tiền cho khách hàng mua trước. Đơn cử, đại diện chung cư VP3 Bán đảo Linh Đàm cho biết, đơn vị này vừa quyết định giảm giá căn hộ từ 25-26 triệu/m2 xuống còn 22-23 triệu/m2. Việc giảm giá áp dụng cho cả người mua mới lẫn mua cũ đã ký hợp đồng.
Báo cáo thị trường của Savills Việt Nam cho thấy, tổng nguồn cung căn hộ trong quý IV đạt khoảng 7.000 căn, đưa tổng cung trong năm 2017 đạt khoảng 29.000 căn. Tại phân cao cấp, nguồn cung tăng gấp 2 lần năm 2016. Số căn hộ bán được tăng gấp 3 lần năm 2017 và cao nhất trong 8 năm vừa qua. Trong khi đó, cả nguồn cung và số căn bán được trong năm 2017 tại phân khúc trung cấp và bình dân giá rẻ đều giảm.
Theo bà Đỗ Thu Hằng, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu Savills tại Hà Nội, riêng quý IV/2017, thị trường bất động sản tại Hà Nội đã có 6.780 giao dịch thành công. Tổng số lượng bán được trong năm 2017 đạt khoảng 31.600 căn.
Savills dự báo năm 2018, nguồn cung mới căn hộ vào khoảng 26.000 căn, chiếm đa số là phân khúc trung cấp, bình dân giá rẻ. Nguồn cung mới nằm chủ yếu ở khu vực Tây và Tây Nam, quận Hà Đông. Tương lai xa hơn, khu các công trình cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thành, căn hộ khu vực Hòa Lạc, Hoài Đức, Đông Anh, Long Biên cũng sẽ tăng mạnh.
Với nguồn cung tăng như hiện nay, thị trường căn hộ sẽ có nhiều diễn biến trên thị trường mà các chủ đầu tư và người mua khó có thể đoán được.
ITheo Dân Trí)
CÔNG TY KINH DOANH HÓA CHẤT CHỐNG THẤM TẠI HÀ NỘI

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Tại Hà Nội căn hộ giá 15 triệu đang rất khan hiếm

Theo Savills, quý cuối năm 2017, Hà Nội có 19 dự án nhà ở mở bán mới và 19 dự án mở bán thêm, cung cấp ra thị trường 7.010 căn hộ, tăng 14% theo quý nhưng giảm 32% theo năm. Nguồn cung sơ cấp đạt 25.260 căn hộ, tăng 6% theo quý.
Tỷ lệ hấp thụ đạt 27%, tăng 3 điểm % theo quý nhưng giảm 4 điểm % theo năm. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 1.240 USD/m2, giữ ổn định theo quý nhưng giảm 12% theo năm.
Trong cả năm 2017, 63 dự án mới đã mở bán ra thị trường, nguồn cung mới không thay đổi so với năm 2016, đạt khoảng 29.000 căn hộ , nhưng nguồn cung sơ cấp tăng 14% theo năm.
Trong khi đầu năm thị trường kỳ vọng nhiều vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ nhưng thực tế Savills ghi nhận năm 2017, nguồn cung phân khúc căn hộ hạng C lại giảm, số dự án căn hộ giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 rất ít. Trong khi đó, phân khúc hạng B cũng giảm, riêng hạng A lại tăng gấp đôi so với năm 2016.
Những căn hộ có giá 15 triệu tại Hà Nội đang rất kahn hiếm

Theo dự báo, trong năm 2018 sẽ có khoảng 26.300 căn được mở bán ra. Hạng B mong đợi sẽ tiếp tục dẫn đầu nguồn cung thị trường.
Về tổng nguồn cung thị trường biệt thự, liền kề quý IV đạt 40.419 căn, tăng 3,3% theo quý và 15,3% theo năm. Quận Hà Đông tiếp tục dẫn đầu với 24% thị phần, theo sau là huyện Hoài Đức.
Trong quý này, 10 dự án mở bán mới và 3 dự án mở bán thêm đóng góp khoảng 1.290 căn. Nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 3.924 căn, tăng 4% theo quý và 52% theo năm.
Tổng lượng giao dịch trong quý IV/2017 tăng 23% so với quý trước và 83% theo năm. Lượng giao dịch phân khúc liền kề được ghi nhận chiếm 57% tổng lượng giao dịch. Tỷ lệ hấp thụ trong quý đạt 36%, tăng 5,4 điểm % theo quý và 6,1 điểm % theo năm.
Dự báo từ quý I/2018, sẽ có khoảng hơn 2.500 căn được tung ra thị trường đến từ 12 dự án mới. Một số chủ đầu tư tiêu biểu là Vimedimex, Vingroup và Bitexco.
Đánh giá về mức giá của thị trường, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills cho biết: "Trên toàn các quận huyện, khu vực Savills nhận thấy Từ Liêm, Cầu Giấy đã định hình giá, khu vực Long Biên, Hà Đông đang là những khu vực giá ở ngưỡng hợp lý. Khu vực Hoàng Mai dọc tuyến Nguyễn Xiển có mức giá đang cao hơn kỳ vọng. Chính vì lý do đấy Hà Đông và Long Biên là hai quận có số lượng căn bán nhiều nhất trong năm 2017", bà Hằng nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hằng, xu hướng biệt thự, nhà liền kề đang có xu hướng diện tích nhỏ hơn để dễ thanh khoản, điều này cũng tương tự như căn hộ hạng A.


Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Kiểm toán nhà nước đưa vào tầm ngắm hàng loạt dự án bất động sản lớn

Trong kế hoạch Kiểm toán cho năm mới 2018 Kiểm toán nhà nước đã đưa rất nhiều dự án bật động sản lớn vào tầm ngắm. các dự án bất động sản lớn nằm tại những trung tâm kinh tế lớn nhất của nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng , Khánh Hòa .. sẽ là những điểm nóng được kiểm toán quan tâm trong năm nay 2018. 
kiem-tra-cac-du-an-bat-dong-san-lon
Nhiều ông lớn bất động sản nằm trong ekes hoạch của kiểm toán Nhà  nước

Kiểm toán Nhà nước đã ban hành quyết định kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất khu đô thị trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2013 - 2016. Danh sách kiểm toán theo quyết định này gồm các đơn vị được kiểm toán tổng hợp, nhiều dự án được kiểm toán chi tiết và hàng chục dự án giao đất được kiểm tra đối chiếu.
Cụ thể, Dự án Đầu tư Xây dựng Tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza (phường Đại Mỗ- quận Nam Từ Liêm- Hà Nội); Dự án Khu đô thị Nam đường vành đai 3 (giai đoạn 1) phường Đại Kim - Hoàng Mai của chủ đầu tư Bitexco; Dự án Hải Đăng City (giai đoạn 1) phường Mai Dịch và phường Mỹ Đình 2- Chủ đầu tư Công ty CP Địa ốc Hải Đăng...
Ngoài ra còn có các dự án: Dự án Khu nhà cao tầng CT2- Khu đô thị TP Giao lưu - chủ đầu tư Công ty CP Ngôi sao An Bình; Dự án Thống Nhất Complex 82 Nguyễn Tuân - Chủ đầu tư Công ty TNHH Thống Nhất - Bắc Việt; Dự án Xây dựng Khu nhà ở Trúc Khê 58 Trúc Khê - Phường Láng Hạ - Công ty CP Viễn Đông Invest; Dự án Khu nhà ở hỗn hợp Home City tổ 51 phố Trung Kính- Phường Yên Hòa- Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính; Dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ của Chủ đầu tư công ty TNHH THT...
Nội dung kiểm toán bao gồm việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán và chế độ đầu tư xây dựng của Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất khu đô thị. Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất khu đô thị trên địa bàn TP giai đoạn 2013- 2016 và các thời kỳ trước, sau có liên quan của các đơn vị được kiểm toán tại TP Hà Nội. Thời hạn kiểm toán 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định.
Mục tiêu của việc kiểm toán để đánh giá việc tuân thủ, pháp luật, tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất khu đô thị, đồng thời phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong quản lý và sử dụng đất khu đô thị. Đồng thời, nhằm xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định, kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng đất khu đô thị đảm bảo hiệu quả.
Mới đây, thị trường cũng được một phen "dậy sóng" sau khi Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2017. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã có kế hoạch thanh tra đối với dự án có dấu hiệu không thực hiện đúng mục đích đầu tư, có dấu hiệu vi phạm pháp luật Đất đai và xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giá thị trường làm thất thu ngân sách nhà nước.
Do vậy, Bộ Tài chính trình Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ tham khảo danh sách 60 dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Hồi tháng 3 vừa qua, Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố quyết định thanh tra một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất đai tại UBND thành phố Hà Nội. Sau Hà Nội, trong năm 2017, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành 23 cuộc thanh tra chính thức và 6 cuộc dự phòng về việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TPHCM, Khánh Hòa và Đà Nẵng.
(Theo Dân trí)
CÔNG TY HÓA CHẤT CHỐNG THẤM SIKA TẠI HÀ NỘI

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

Sau thanh tra hàng loạt dự án bất động sản khủng bị cục thuế Hà Nội ráo riết thu nợ

hang-loat-du-an-bi-truy-thu-thue-tai-ha-noi
Truy thu thuế ở hàng loạt dự án bất động sản khủng tại thủ đô

Vào thời điểm cuối năm 2017 Cục Thuế Hà Nội đã có văn bản gửi đến Bộ Tài Chính báo cáo về việc thực hiện Quyết định của Thanh tra chính phuc. Qua dó hàng oạt "ông Lớn" bất động sản bị truy thu tiền thuế sai phạm ở hàng loạt dự án lớn trên địa bàn thủ đô.
Cục thuế Hà Nội cho biết, theo kết luận Thanh tra Chính phủ có 24 dự án nợ tiền sử dụng đất với tổng số tiền nợ là hơn 2.574 tỷ đồng. Số tiền sử dụng đất điều giảm là gần 4,4 tỷ đồng.
Ngoài số số tiền sử dụng đất nợ còn phải thu là 1.256 tỷ đồng, trong đó, nợ có khả năng thu nhưng thực tế khó thu là 114 tỷ đồng.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ có 75 dự án nợ tiền chậm nộp với tổng số tiền là hơn 1.880 tỷ đồng. Số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất đã điều chỉnh giảm là 826,5 tỷ đồng. Số tiền chậm nộp đã nộp NSNN luỹ kế đến thời điểm 30/11/2017 là 198 tỷ đồng.
Trong đó các dự án dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp sau khi rà soát, hoàn thiện hồ sơ với số tiền sự kiến giảm gần 466 tỷ đồng.
Thực hiện ý kiến của Bộ Tài chính tại cuộc họp hôm 28/11/2017, Cục thuế đã trực tiếp làm việc với các dự án chỉ đạo các Chi cục thuế liên quan đến tiếp tục rà soát, phân tích đánh giá nguyên nhân nợ và đề xuất các giải pháp thu hồi tiền sử dụng đất và tiền chậm nộp còn nợ đọng vào NSNN.
Qua đó, Cục thuế đã tổng hợp báo cáo, cụ thể đối với nhóm nợ chờ xử lý (1142,9 tỷ đồng/4 dự án), tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan rà soát, xác định lại nghĩa vụ tài chính của dự án theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh và đôn đốc chủ đầu tư nộp NSNN theo quy định.

"Đối với nhóm nợ có khả năng thu nhưng thực tế khó thu (114,1 tỷ đồng/3 dự án), Cục thuế đã thực hiện biện pháp đôn đốc, yêu cầu các chủ dự án thực hiện nghiêm kết luận của Đoàn Thanh tra Chính phủ, trong thời gian tới Cục thuế sẽ thực hiện các biện pháp đôn đốc tiếp theo theo quy định để thu hồi số nợ này vào NSNN", nguồn tin trên cho biết.
Cũng theo Cục Thuế Hà Nội, đối với số tiền chậm nộp của các dự án dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm sau khi rà soát, Cục thuế này đã chỉ đạo các chi cục thuế tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư đôn đốc khẩn trương hoàn thiện hồ sơ với số tiền dự kiến giảm 455,9 tỷ đồng/11 dự án.
Đối với số tiền chậm nộp còn phải thu (hơn 400 tỷ đồng/35 dự án), Cục thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc, yêu cầu các chủ dự án thực hiện nghiêm kết luận của đoàn Thanh tra Chính phủ.

Một loạt chủ đầu tư còn “vướng” tiền sử dụng đất


Tuy nhiên theo Cục thuế Hà Nội, tính đến thời điểm này vẫn còn một số chủ đầu tư nêu vướng mắc, tổng số là hơn 38 tỷ đồng/5 dự án.

Thứ nhất, dự án khu đô thị mới huyện Quốc Oai của Công ty CP đầu tư C.E.O với số tiền chậm nộp là 13,56 tỷ đồng. Dự án đã chuyển đổi công năng một phần diện tích đất từ nhà ở cao tầng thương mại sang nhà ở cao tầng xã hội làm phát sinh số tiền sử dụng đất nộp thừa. Do vậy, chủ đầu tư đề nghị hoàn trả kiêm bù trừ vào tiền chậm nộp và tính giảm tiền chậm nộp tương ứng do không phát sinh nghĩa vụ nộp NSNN.

Tiếp đến là Dự án khu nhà ở Xa La của Xí nghiệp xây dựng số 1 Lai Châu với số tiền chậm nộp là hơn 11,7 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án đề nghị xem xét lại số tiền chậm nộp do sau khi bàn giao đất Công ty vẫn phải thực hiện GPMB. Mặt khác công ty đã ứng tiền làm đường, làm cầu tư 2009 và đã đi vào hoạt động nhưng chưa được xem xét thanh toán hoặc cho đối trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp.

Thứ ba đó là Dự án khu nhà ở Bắc Hà của Công ty CP xử lý nền móng và xây lắp Constrexim với số tiền chậm nộp là hơn 7,8 tỷ đồng. Chủ đầu tư đề nghị xem xét lại tiền chậm nộp do đơn vị đã nộp tiền sử dụng đất nhưng chứng từ nộp tiền sử dụng đất chuyển nhầm cơ quan thuế.

Tại dự án nhà ở kết hợp với văn phòng làm việc Ba La tại Hà Đông do Vinaconex 21 làm chủ đầu tư với số tiền chậm nộp là 418 triệu đồng. Trong quá trình triển khai dự án có điều chỉnh thay đổi quy hoạch làm giảm diện tích đất thu tiền sử dụng đất dẫn đến giảm số tiền sử dụng đất phải nộp và xem xét lại tiền chậm chậm nộp.

Đối với các trường hợp còn có vướng mắc nêu trên chủ đầu tư chưa cung cấp hồ sơ báo cáo giải trình, Cục thuế sẽ tiếp tục phối hợp với sở ngành liên quan trực tiếp xem xét, giải quyết.

Còn lại đối với những trường hợp vướng mắc với số tiền chậm nộp là 362,4 tỷ đồng của 35 lượt dự án, trong thời gian tới Cục thuế cho biết sẽ tiếp tục thực quyết liệt, đôn đốc, thậm chí tiến hành cưỡng chế để thu hồi vào ngân sách.

Bên cạnh đó, cơn quan này cũng cho biết đề xuất với UBND TP. Hà Nội không giao dự án mới, không chấp thuận điều chỉnh quy hoạch đối với các chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính (bao gồm cả tiền chậm nộp) của dự án.