Sikatop Seal 107. Phụ gia chống thấm SIka

Sikatop Seâl 107 là phụ gai chống thấm 2 thành phần chống thấm bể nước, nhà vệ sinh.

Sikaproof Membrane

Sikaproof Membrane là màng lỏng chống thấm bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần, thi công nguội

Sikalite. Phụ gia chống thấm Sika

Sikalite là phụ gia chống thấm dạng lỏng được chế tạo sẵn sử dụng ngay, giúp bịt mao dẫn trong be tông

Lưới địa kỹ thuật Tensar

Cung cấp lưới địa kỹ thuật Tensar độc quyền tại miền Bắc chất lượng

Băng cản nước chống thấm PVC

Cung cấp băng cản nước PVC chống thấm uy tín chất lượng giá cạnh tranh.

Pages

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Loạn trong báo cáo thị trường bất động sản

Tình hình thị trường bất động sản là một chỉ bảo rất quan trọng để đánh giá các yếu tố kinh tế vĩ mô. Những chỉ số của thị trường bất động sản liên quan chặt ché đến tốc độ tăng trưởng tín dụng, sức mua của cư dân cũng như niềm tin của nhà đầu tư với nền kinh tế nói chung. Do sức ảnh hưởng lớn như vậy nên những báo cáo liên quan đến thị trường bất động sản là một kênh thông tin quan trọng cho các chuyên gia kinh tế cũng như các nhà đầu tư bất động sản. tuy nhiên tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại đang có sự bùng nổ các báo cáo về thị trường địa ốc. Đáng lo ngại là con số trong những báo cáo này lại có sự vênh nhau rất lớn khiến cho những người quan tâm không còn biết tin vào báo cáo nào. Đây là một điều không bình thường và các nhà đầu tư cần phải thận trọng khi xem xét những bản báo cáo này
“Ông nói gà, bà nói vịt”
Ngay trong báo cáo thị trường địa ốc TP.HCM quý 2/2017 của hai công ty ngoại hàng đầu chuyên nghiên cứu và tư vấn thị trường địa ốc là Savills và CBRE đã có sự “vênh” nhau rất lớn. Savills Việt Nam đưa số liệu: Có gần 11.600 căn hộ được tiêu thụ và lượng giao dịch này đã “chạm đỉnh” kể từ năm 2011 cho đến nay. Trong khi đó, CBRE Việt Nam cho biết quý này TP.HCM có 9.522 căn hộ được tiêu thụ!
loan-bao-cao-thi-trương-bat-dong-san-1
Quá nhiều báo cáo thị trường bất động sản với số liệu vênh nhau

Savills khẳng định, phân khúc bình dân chiếm 64% tổng lượng giao dịch và dự báo phân khúc này sẽ vẫn tiếp tục chiếm lĩnh nguồn cung trong tương lai với gần 46% thị phần. Trong khi đó, CBRE lại nhận định: Phân khúc trung cấp tiếp tục dẫn đầu thị trường với 51% tổng lượng tiêu thụ. Theo đơn vị này, phân khúc cao cấp sẽ sôi động hơn vào nửa cuối 2017.
Vừa “gia nhập” cuộc chơi báo cáo thị trường, DKRA, một DN chuyên môi giới và phân phối lại đưa con số kiểu khác: Theo DN này, quý 2/2017 phân khúc cao cấp có khoảng 2.697 căn tung ra thị trường và lượng hấp thụ lên tới khoảng 2.359, tức khoảng 87%, chiếm tới 36% tổng lượng tiêu thụ toàn thị trường căn hộ, đây là một con số vô cùng khả quan.
loan-bao-cao-thi-truong-bat-dong-san-2
Những số liệu không chính xác trong các báo cáo thị trường bất động sản làm khó nhà đầu tư

“Trước đây, mỗi tuần một sàn giao dịch trong hệ thống của chúng tôi bán được chục căn là bình thường nhưng nay có tuần chỉ bán được 2 – 3 căn, có khi không có giao dịch. Thế nhưng không hiểu các công ty nghiên cứu thị trường dựa vào đâu để cho ra con số tiêu thụ “khủng” như vậy”- ông H. Tổng Giám đốc một hệ thống giao dịch địa ốc lớn nhất nhì TP.HCM khẳng định. Không những DN ông ế ẩm, nhiều nơi khác đang phải “nuôi quân” chờ thời, thị trường căn hộ nhất là ở phân khúc cao cấp đang "đứng hình".
Báo cáo để làm gì?
Một chuyên gia địa ốc đầu ngành cho rằng, các bên báo cáo tiếp cận nguồn dữ liệu khác nhau do đó kết quả thống kê cũng không giống nhau, đây là điều hết sức bình thường. Dù vậy, số liệu có chênh lệch đi chăng nữa thì cũng ở mức chấp nhận được, từ 2% - 5%. Còn nếu chênh nhau hơn 10% thì khó mang đến sự tin cậy. Ông cho rằng có hiện tượng chủ dự án “bắt tay” với công ty nghiên cứu thị trường để “bơm thổi” thị trường, mang lại lợi ích cho các bên, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
“Điều này tạo cán cân không công bằng cho những DN không tham gia báo cáo. Người tiêu dùng và nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng bị ảnh hưởng lớn”- ông này nói.

Thị trường địa ốc ngày một nhiễu loạn vì thông tin hỏa mù từ các bản báo cáo
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu lại chỉ ra rất nhiều chuyện “khôi hài” trong việc báo cáo thị trường địa ốc. Luật kinh doanh bất động sản không quy định đơn vị nào được báo cáo nên DN nào cũng tham gia và báo cáo theo hướng có lợi cho mình.
Đơn cử như Savills và CBRE đang là bên tư vấn và quản lý cho rất nhiều dự án lớn nhỏ trên thị trường. “Họ đưa ra những “thông tin xám” để mang đến lợi thế cho những dự án có sự tham gia của mình”- ông Châu nói. Đơn cử như việc CBRE tung tin sắp có căn hộ 200 triệu đồng/m2. Lập tức gây nên sóng truyền thông. Thưc chất đó là dự án mà đơn vị này sắp phát triển.
Tương tự, DKRA là nhà phân phối nhiều dự án tại khu Tây TP.HCM, báo cáo của DN đưa ra bức tranh “màu hồng” cho khu vực này. Ngoài ra, DN này còn phân phối nhiều dự án biệt thự biển và cũng báo cáo rất tiềm năng về thị trường nghỉ dưỡng. Mỗi lần báo cáo lại tổ chức lễ công bố rình rang để tạo hiệu ứng truyền thông. “Luật cấm thông tin sai lệch về một dự án cụ thể nhưng không cấm báo cáo cả thị trường. Đây là lỗ hổng lớn để DN lách luật, tung hỏa mù thông tin”- ông Châu khẳng định.
Để tạo “an toàn” cho các báo cáo, những đơn vị báo cáo thường “chốt hạ” bằng những câu nói vô thưởng vô phạt. Đơn cử như CBRE Việt Nam luôn đính kèm câu: “Quý độc giả có trách nhiệm kiểm chứng độc lập tính chính xác và toàn vẹn của thông tin. Tài liệu này được thiết kế riêng cho khách hàng và chuyên gia của CBRE sử dụng”.
Còn DKRA khẳng định “báo cáo thị trường chỉ cung cấp thông tin trong nội bộ DKRA và đối tác, thông tin. DKRA sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ tổn thất trực tiếp hay hậu quả phát sinh đến việc sử dụng nội dung trong báo cáo và không chịu pháp lý có liên quan”. Nếu chỉ lưu hành nội bộ, tại sao lại tổ chức công bố rình rang?
Ông Châu cho rằng, không dễ để các DN tiếp cận được số liệu từ ngân hàng, các sở ngành. Đơn vị chính danh như Hiệp hội 6 tháng báo cáo một lần, số liệu đều trích nguồn từ cơ quan quản lý và đóng dấu ký tên chịu trách nhiệm. Còn các nơi khác không biết căn cứ vào đâu và không chịu trách nhiệm. “Trong điều kiện luật chưa điều chỉnh. Người tiêu dùng thông minh và truyền thông thông minh không nên chạy đua theo các báo cáo dạng “thông tin xám”, nên tự sàng lọc thông tin để an toàn cho mình”- ông Châu khuyến cáo.
(Theo Dân trí)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Nhận trái đắng khi ham mua nhà giá rẻ

Căn nhà là nơi sinh sống và là tài sản của mỗi  người. Không ít người còn coi như một tài sản để đầu tư. Tuy nhiên nhiều người đã nhận trái đắng khi ham mua nhà với giá rẻ để cuối cùng rơi vào thế khó. Chia sẻ của một người đã gặp phải tình trạng như vậy và hãy xem đây là bài học cho mỗi nhà đầu tư chúng ta trong quá trình đầu tư hay đơn gỉn là mua được ngôi nhà làm nơi sinh sống cho riêng mình
Năm 2008, sau một thời gian đi làm, tôi tích cóp được 5 cây vàng (khoảng 90 triệu). Chán cảnh đi ở thuê nên tôi quyết định xin ba mẹ ít tiền để mua nhà. Ba mẹ cho tôi số vàng bằng đúng số vàng tôi hiện có.
cai-ket-dang-khi-ham-mua-nha-gia-re
Ham mua nhà giá rẻ nhận trái đắng

Năm 2008 cũng là lúc bắt đầu một đợt sốt bất động sản tại TP HCM. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi kiếm được một căn nhà chỉ 300 triệu ở quận 10. Các bạn có thể giật mình khi nhìn thấy cái giá tiền đó, chính tôi cũng giật mình vì ở quận trung tâm lại có căn nhà rẻ thế. Tất nhiên tiền nào của nấy, căn nhà đó một trệt một lầu, đất chỉ rộng 11m2, nằm trên một con hẻm rộng chừng 2-3m, các nhà trong ngõ hơi nhô ra thụt vào. Nhà chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất riêng, nhưng người chủ nhà có cho tôi xem những tờ giấy biên nhận đóng thuế nhà đất của họ, cũng như một tập giấy tờ bán nhà viết tay của những chủ nhà trước.
Lúc đó, vài người đồng nghiệp khuyên tôi không nên ham rẻ mua nhà giấy tờ viết tay mà nên mua những miếng đất xa trung tâm như ở quận 9, Bình Tân giá chỉ tầm 5-6 triệu/m2. Nghĩ đến cảnh phải chờ có tiền mới xây nhà, rồi đi lại xa xôi, tôi quyết tâm lấy căn nhà ở quận 10 để được vào ở ngay. Tôi không nghĩ nhiều đến chuyện sổ hồng sổ đỏ, dù sao người bán cũng có giấy viết tay, ra công chứng chứng thực. Tôi cũng không quan tâm đến các yếu tố phong thủy như ngôi nhà thắt đuôi chuột, phần mặt tiền 2,2 m nhưng nhà cứ hóp dần vào, đến phần đuôi bề ngang chỉ còn 1m. Lúc đó tôi nghĩ rất đơn giản, miễn có mảnh đất cắm dùi ở TP HCM là được. Tôi đang ở phòng trọ 15m2, thêm một gác lửng 5m2, giờ ở nhà tổng diện tích sử dụng 22m2 là ổn. Tầng trệt để xe, bếp, nhà vệ sinh. Tầng hai kê cái đệm làm chỗ ngủ, kê cái bàn để máy tính, ít sách vở. Tôi bán vàng, vay bạn bè được 30 triệu, vay ngân hàng 90 triệu dạng tín chấp. Lúc đó thu nhập của tôi tầm 15 triệu/tháng, tôi làm hồ sơ vay hai năm. Có khoản nợ treo trên đầu, tôi sẽ tự giác chi tiêu tiết kiệm.
Về ở được nửa năm, tôi mới nhận thấy ngôi nhà đã xuống cấp rõ rệt. Trước khi bán cho tôi, người ta sơn sửa qua để ngụy trang.
Tầm năm 2011, tôi được công ty cử về Cần Thơ quản lý văn phòng đại diện một thời gian. Tôi nhờ đứa em thỉnh thoảng chạy qua để nhà đỡ hoang. 4 tháng sau, tôi không làm ở Cần Thơ nữa, chuyển công việc khác để quay lại Sài Gòn. Tôi về nhà thì ngôi nhà cũ nát đúng như một ngôi nhà hoang. Cánh cửa mục rữa, vài vết nứt tường xuất hiện ngay cửa ra vào. Tôi sửa sơ hết khoảng 20 triệu. Tôi cũng muốn xây lại nhà nhưng nhà không giấy tờ, không ai cấp phép cho tôi xây dựng mà tôi rất ngại đi làm các thủ tục hành chính.
Cuối năm 2013, tôi kết hôn. Nhà hơi xa nơi làm việc của vợ nên ở được nửa tháng thì chúng tôi thuê một căn hộ chung cư nhỏ, giá 3,5 triệu/tháng để ở. Tôi cho thuê nhà mình được 1,2 triệu/tháng. Có điều khách của tôi chỉ ở tầm 3 tháng, hết hợp đồng là chuyển đi vì nhà đã quá cũ. Từ năm 2015, thì căn nhà này hoàn toàn để không vì không có người thuê.
Công việc của hai vợ chồng tôi không như ý, ba mẹ lại muốn hai đứa về quê. Nhờ người quen giới thiệu, chúng tôi tìm được những công việc ưng ý nên cuối năm 2015 chuyển về Phan Thiết sống. Vì cần tiền mua nhà ở Phan Thiết và cũng không có thời gian chăm sóc ngôi nhà 11m2 nên tôi quyết định bán nó đi. Tính ra đã gần hai năm tôi rao bán nhưng vẫn chưa bán được. Có một người đặt cọc rồi bỏ, vài người xem đi xem lại nhưng đa số xem một lần là không đoái hoài gì nữa. Họ không thích mảnh đất đuôi chuột. Mấy công ty dịch vụ nhà đất cho tôi hay nếu muốn làm sổ cho căn nhà đó, tôi phải mất khoảng 160-200 triệu. Tuy nhiên, tôi đang bí tiền và cũng không có nhiều thời gian nên chỉ định bán nhà tầm 350-400 triệu, không giấy tờ.
Nếu năm 2008, tôi mua đất chắc chắn bây giờ tôi có thể bán dễ dàng với mức giá cao gấp 2-3 lần lúc mua. Tôi ở cái nhà xập xệ kia, tuy không mất tiền thuê nhà nhưng tôi đã tốn một khoản sửa chữa và mất một khoản lãi vay ngân hàng. 8 năm qua, giá căn nhà không lên là bao. Bây giờ, đất quanh nhà tôi người ta bán 80 - 100 triệu/m2, tôi bán tính ra chỉ 35 - 40 triệu/m2 mà mãi không có người mua. 
(Theo Vnexpress.net)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Căng băng rôn phản đổi chủ đầu tư - phong trào tiếp diễn của nhiều khu chung cư Hà Nội

Hình ảnh những người dẫn ở chung cư căng băng rôn phản đối những người đã đứng ra bán căn hộ cho họ không còn quá xa lạ ở thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. Từ chung cư cao cấp đén nhà ở xã hội tình trạng này đã và dang gây nhiều bức xúc trong dư luận cũng như nhiều nghi ngò dành cho chủ đầu tư các dụ án này. Những tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân trong tòa nhà không được giir quyết thấu đáo, kịp thời khiến cư dân buộc phải có những phản kháng mạnh mẽ để đòi lại quyền lợi cho chính bản thân mình.
Giữa buổi chiều nắng nóng 40 độ C, cư dân một dự án được chủ đầu tư quảng cáo là cao cấp trên đường Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, Hà Nội) cùng đến tận văn phòng làm việc của chủ đầu tư để đòi quyền lợi. Đây là động thái tiếp theo của cư dân sau hơn một năm gửi đơn kiến nghị, căng băng rôn nhằm gây sức ép nhưng không được chủ đầu tư giải quyết các vấn đề bất cập liên quan đến cơi nới trong tòa nhà, diện tích chung - riêng... Tuy nhiên, khi đến nơi thì cư dân chỉ gặp vài nhân viên văn phòng với câu trả lời lãnh đạo đi công tác.

Nở rộ phong trào căng băng ron phản đối chủ đầu tư ở các khu chung cư

Cư dân chung cư Helios Tam Trinh (Hoàng Mai) cũng vừa tổ chức căng băng rôn phản đối chủ đầu tư khiến cả một tuyến đường lâm vào cảnh ùn tắc. Không lâu trước đó, tình trạng tương tự cũng hơn một lần diễn ra tại chung cư Home City Trung Kính, chung cư 99 Trần Bình, Gamuda Garden, Mipec Riverside Long Biên, VP3 Linh Đàm, Capital Garden (Trường Chinh), Golden Silk (Vạn Phúc, Hà Đông), New Horizon (Lĩnh Nam); Parkview Residence (Tố Hữu – Hà Đông), Hồ Gươm Plaza (Vạn Phúc – Hà Đông)… 
Những tranh chấp nêu trên đó có thể xảy ra ở chung cư giá rẻ, bình dân cho đến cao cấp, trên mọi phương diện từ việc bàn giao không đúng tiến độ, tổ chức hội nghị nhà chung cư, bầu ban quản trị, phần diện tích chung – riêng, cách tính diện tích căn hộ, phí dịch vụ, phí bảo trì, chất lượng xây dựng, cơi nới trái phép cho đến việc làm sổ đỏ… Ở một số dự án khác thì còn nảy sinh những vấn đề hy hữu hơn như cung cấp không đủ nước sinh hoạt hoặc chủ đầu tư trang trí cây cảnh giả trong tòa nhà – điều mà các cư dân cho rằng không phù hợp về mỹ quan.
Bên cạnh những cuộc đấu tranh rầm rộ bằng băng rôn, biểu ngữ thì cũng có những cuộc tranh chấp khác diễn ra âm thầm hơn nhưng vẫn không kém phần căng thẳng. Cách đây không lâu, đại diện cư dân tòa C14 Bắc Hà, Lê Văn Lương và chủ đầu tư đã có buổi làm việc kéo dài gần 4 giờ đồng hồ và kết thúc trước lúc 12 giờ đêm để đàm phán, thỏa thuận các nội dung liên quan đến phần diện tích chung – riêng, phí dịch vụ cũng như phương án quản lý. Trong cuộc họp, dù 2 bên đã phải mời sự can thiệp của chính quyền địa phương nhưng nhiều nội dung vẫn không tìm được tiếng nói chung. 
Đại diện cư dân thì cho biết đã yêu cầu chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì và vận hành cho ban quản trị. Trong khi đó, chủ đầu tư lại cho rằng phía ban quản trị chưa có đủ điều kiện theo quy định nên đơn vị này chưa thể bàn giao số tiền lớn như vậy. Theo Luật Nhà ở, sau khi thành lập được 7 ngày, ban quản trị phải làm hoàn thành đủ điều kiện như: lập tài khoản, thông qua hội nghị nhà chung cư... thì chủ đầu tư mới bàn giao phí bảo trì.
Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cho biết, sau khi bàn giao cư dân phải thanh toán hơn 2 tỷ đồng tiền phí dịch vụ do đơn vị quản lý sau khi được chủ đầu tư thuê. Tuy nhiên, đại diện cư dân yêu cầu chủ đầu tư phải xem báo cáo tài chính kê khai từng khoản chi phí. Những vấn đề 2 bên chưa thể thống nhất hứa hẹn sẽ mất thêm nhiều cuộc họp nữa mới có thể giải quyết.  
Những vụ việc tranh chấp chung cư không phải gần đây mới xảy ra, song khi mạng xã hội phát triển, những diễn biến của các cuộc tranh chấp chung cư cũng trở nên phức tạp hơn và phổ biến hơn. Hiện nay, cư dân mỗi tòa chung cư đều thành lập các nhóm kín hoặc mở trên mạng xã hội. Mọi thông tin lớn, nhỏ đều được cư dân bày tỏ tại đây, cùng với đó là lời kêu gọi gửi đơn thư kiến nghị cũng như tổ chức căng băng rôn, gây sức ép với chủ đầu tư như một phong trào. 
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và bảo trì tòa nhà (VBMA) cho rằng, loại hình nhà ở chung cư mới phát triển mạnh tại Việt Nam khoảng chục năm nay. Trong khi đó, hiện khung pháp lý còn chưa hoàn thiện và bám sát những bất cập có thể xảy ra nên không tránh khỏi những mâu thuẫn.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho rằng, ở nước ngoài, dù đã có nhiều năm phát triển loại hình nhà ở chung cư nhưng vấn đề mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân vẫn diễn ra. Do đó, theo ông, tình trạng này ở Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Vị này cũng cho rằng, việc xây dựng các khu dân cư, đô thị mới văn minh là một việc không hề đơn giản và đòi hỏi trách nhiệm không chỉ từ các cơ quan quản lý trong việc ban hành đồng bộ các quy định, chế tài quản lý chung cư mới. Với các chủ đầu tư thì đó là việc tuân thủ trong đầu tư và vận hành dự án. Còn với cư dân, theo ông cũng cần xây dựng được thái độ, ứng xử đúng đắn bởi họ mới là các nhân tố quyết định môi trường sống của cả khu đô thị sau này. 
Khi bán nhà cho cư dân chủ đầu tư luôn vẽ ra được rất nhiều tiện nghi và tiện ích phục vụ đời sống của cư dân. Tuy nhiên không ít chủ đầu tư đã không thực hiện những lời hứa đó gây quá nhiều bức xúc cho dân chung cư. Những hành động phản đối chủ đầu tư như vậy là những hành động không thể dừng của cư dân sống tại đây. Để ngăn hcawnj những hành động như này còn tiếp diễn cần có sự vào cuộc của các cơ quan chính quyền để bảo vệ quyền lợi của cư dân đồng thời quản lý chặt những sai phạm của chủ đầu tư. Mỗi chủ đầu tư cũng phải thể hiện trách nhiệm của mình trước khách hàng nhằm bảo vệ chính uy tín của mình trong kinh doanh bất dộng sản. Hy vọng trong thời gian tới những hình ảnh căng băng rôn tại các tòa chung cư sẽ không còn tiếp diễn và chung cư là mọt nơi sống hiện đại tiện nghi của người dân đô thị
(nguồn: Vnexpress.net
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Vòng xoáy tăng giá mới của bất động sản tại quận Hà Đông

Quận Hà Đông là một đơn vị hành chính mới của Hà Nội. Trong những năm qua bất động sản tại quận Hà Đông là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Thời gian gần đây bất động sản tại Hà Đông lại bất ngờ nổi sóng và được dự đoán là sẽ bước vào vòng xoáy tăng giá mới. Với rất nhiều dự án  và mức giá hấp dẫn bất động sản tại quận Hà ĐÔng đang hứa hẹn sẽ là một điểm sáng trong thị trường bất động sản Hà Nội.
Thị trường bất động sản tháng 4 tiếp tục có dấu hiệu tăng trưởng, lượng giao dịch tăng trưởng khá, giá bất động sản nhìn chung vẫn ổn định, tồn kho tiếp tục giảm - báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay.
Đáng lưu ý, giá bất động sản nhìn chung tiếp tục ổn định; một số dự án đang chuẩn bị hoàn thành; những dự án có tiến độ nhanh, vị trí đẹp, hạ tầng tốt có giá chào bán tăng nhẹ.
Một số dự án có mức độ hoàn thiện tốt của các chủ đầu tư uy tín tăng từ 2-4% so với quý IV/2016. Theo đó, khu vực Hà Đông lại có giá tăng đột biến, đặc biệt giá đất nền trong khu đô thị và đất thổ cư gần tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã tăng từ 10-15% so với quý IV/2016.

bat-dong-san-tai-quan-ha-dong-tang-gia-1
Các dự án mới liên tục được chào bán tại quận Hà Đông
Đại diện công ty Hibrand cho biết, khu vực Mỹ Đình là một ví dụ điển hình cho việc tăng giá đất. Sau sự phát triển của các dự án bất động sản, giá đất tại Mỹ Đình đã tăng gấp 10 lần. 
Hà Đông với vị thế tương đồng với Mỹ Đình, đều cách Trung tâm cũ 10km, nhưng hiện nay giá đất chỉ bằng 1/3 khu vực Mỹ Đình. Với sự phát triển đồng bộ hiện nay, giá đất Hà Đông sẽ còn tăng cao và nhanh trong thời gian tới. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, cho biết, một trong những diễn biến thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong nước và quốc tế là sự cải thiện đáng kể của hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội. 
Mặc dù phải đến đầu năm 2018, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội (tuyến Cát Linh - Hà Đông) mới đi vào vận hành, nhưng những dự án bất động sản hai bên tuyến này đã được các chủ đầu tư chuẩn bị bung hàng, thu hút người mua nhờ vào lợi thế từ kết cấu hạ tầng giao thông này.
Sôi động nhiều dự án mở bán
Từ cuối 2016 tới nay, phân khúc biệt thự liền kề tại Hà Đông được các nhà đầu tư quan tâm. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều chủ đầu tư cũng rầm rộ mở bán ra thị trường. Theo một khảo sát mới đây của CBRE, khu vực Hà Đông hiện đang là “tâm điểm” của thị trường với số lượng các dự án áp đảo so với các khu vực còn lại, thậm chí trong quý IV của năm 2016.
Công ty TNHH Hibrand Việt Nam chào bán dự án La Casta với mức giá chỉ từ 47 triệu đồng/m2. Dự án La Casta có tổng diện tích 6,5 ha, gồm 359 lô liền kề thấp tầng diện tích đất từ 72 m2, trong đó có 199 căn nhà phố thương mại. Dự án sẽ hoàn thành vào quý II/2018.

bat-dong-san-tai-quan-ha-dong-tang-gia-2
Bất động sản tại quạn Hà Đông có nhiều dấu hiệu sôi động trở lại
Trước đó, Danko group đã mở bán thành công hàng trăm căn hộ dự án Flc stars towers Hà Đông. Dự án giá chỉ 19,3 triệu đồng/m2 đã bao gồm VAT và phí bảo trì, chỉ cần khoảng 1,4 tỷ đồng là có thể sở hữu căn hộ 2 phòng ngủ.
Vào cuối tháng 4/2016, Công ty CP Đầu tư Hải Phát chính thức góp vốn hợp tác đầu tư trên 30% diện tích dự án Khu đô thị mới Phú Lương.Dự kiến vào đầu năm 2017 chủ đầu tư sẽ bàn giao đất tại khu đô thị Phú Lương cho khách hàng.
Ở phân khúc căn hộ chung cư, nhiều dự án đang thu hút được sự quan tâm lớn của thị trường như: chung cư Goldsilk,Park Seasons Avenue, View Residence,... Các dự án này đều nằm trong phân khúc trung cấp đến cao cấp và hướng đến những khách hàng có mức thu nhập khá.
Bên cạnh đó, Công ty CP Đầu tư Hải Phát và Tập đoàn Nam Cường Hà Nội cũng là hai cái tên sáng giá ở khu vực này. Hải Phát đang triển khai hàng loạt dự án dọc trục Lê Văn Lương - Tố Hữu như Roman Plaza, Shophouse 24h, HPC Landmark 105 trong khi Nam Cường cũng tái xuất thị trường bằng khu căn hộ Anland và biệt thự An Phú.
Chủ đầu tư một số dự án bất động sản đang nỗ lực cải thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội dự án. Tập đoàn Perdana ParkCity đầu tư 10 triệu USD để xây dựng khu tiện ích ParkCity Club có diện tích 1,7 ha đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí đa dạng của người dân.
Chủ đầu tư dự án biệt thự La Casta tiết lộ, đây sẽ là dự án duy nhất tại khu vực Hà Đông sở hữu công viên lõi gần 1ha, thiết kế theo phong cách châu Âu. Ngoài ra còn có công viên thể dục thể thao rộng hơn 50ha sẽ được xây dựng liền kề dự án. 
Tương tự, tại các dự án Công viên Thiên đường Bảo Sơn, Khu đô thị Geleximco, Dự án chung cư Gemek Tower, Thăng Long Victor, Khu đô thị Ngôi nhà mới…, chủ đầu tư cũng chú trọng đầu tư cho hạ tầng dịch vụ dự án như khu vui chơi giải trí, bể bơi, nhà hàng, siêu thị… để khách hàng cũ có thể về sinh sống và thu hút thêm khách hàng mới.
Đặc biệt, mới đây, thông tin đại gia bán lẻ Nhật Bản là AEON Mall sẽ xây dựng đại siêu thị Aeon Mall thứ 2 tại Hà Đông cũng đã khiến thị trường bất động sản tăng sức hút.
(Nguồn: vietnamnet.vn)

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Nỗi khỏ trong nhiều khu chung cư cao cấp tại Hà Nội

Cứ nghĩ bỏ ra một khoản tiền lớn để mua căn hộ tại những khu chung cư cao cấp sẽ được tận hưởng những dịch vụ và tiện nghi xứng đáng với những gì mình bỏ ra. Song không phải lúc nào cũng được như vậy cả. Rất nhiều khách hàng sau khi mua nhà tại nhiều dự án được quảng cáo là “cao cấp” đã phải ôm trái đắng khi chủ đàu tư không giữ uy tín, cắt xén bớt tiện nghi gây bất bình cho cộng đồng dan cư.
Cư dân tại chung cư cao cấp bậc nhất Hà thành phản đối chủ đầu tư:
Hàng trăm cư dân tại khu chung cư Capital Garden  tại ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội trong chiều ngày 12/ 6 dã tập trung tại sảnh trung tâm để phản ứng chủ đàu tư tòa nhà. Đay là dự án do công ty TNHH khách sạn Kinh Đô trực thuộc tập doàn Kinh Đô làm chủ đầu tư xây dựng. 
Trước đó rất nhiều bức xúc của cư dân với chủ đầu tư đã không được 2 bên giir quyết thỏa đáng. Không những vậy ngày 4/6/2017 chủ đầu tư còn cắt toàn bộ thang máy khiến cho cư dân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Sau hơn 1 tuần không giải quyết được với chủ đầu tư cư dân đã buộc phải tập trung tại sảnh chính của tòa nhà căng băng rôn phản đối cách làm việc thiếu nghiêm túc của chủ đàu tư công ty khách sạn Kinh Đô.
cu-dan-cang-bang-ron-phan-doi-chu-dau-tu
Cư dân căng băng rôn lên ô tô phản đối chủ đầu tư

Được quảng cáo là khu chung cư cao cấp song theo phản ánh của hơn 200 hộ dân sống trong khu chung cư này thì chủ đầu tư đã cắt xén đi rất nhiều tiện ích dã được giới thiệu khi chào bán căn hộ. Diển hình như việc không có quầy lễ tân, không có đường đi bộ khiến cư dân phải đi vào đường giao thông rất nguy hiểm, diện tích cây xanh cũng bị chủ đầu tư cắt xén bớt Khu nhà cũng không có không ian sinh hoạt chung, không có hòm thư, báo…
Không những bị cư dân tố “ăn bớt” tiện nghi của tòa nhà chủ đầu tư Capital Garden còn bị phản ánh là bàn giao nhà khi chưa đủ điều kiện an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại của cư dan tòa nhà bởi mới đây phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy công an Hà Nội đã khuyến cáo người dân không nên mua nhà tạo những khu chung cư chưa được kiểm định phòng chống tháy nổ. Theo phản ánh của cư dân tòa nhà mặc dù đã bàn giao cho các hộ dân hơn 6 tháng song các thiết bị chữa cháy như vòi chữa cháy tự động, bình cứ hóa hay đầu dò khói tự động đều chưa được trang bị. Cư dân ở đây vô cùng lo lắng khi đã dọn về đây hơn 6 tháng song không được chủ đầu tư tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy.
Không chỉ hệ thống phòng cháy chữa cháy ngay cả thang máy để cư dân sử dụng hàng ngay cũng chưa được kiểm định và cũng chưa có tem kiểm định theo quy dịnh của nhà nước.  Cùng với đó mặc dù đã hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền cho chủ đầu tư song cư dân tại Capital Garden lại chưa nhận đủ hóa đơn đỏ,, chưa nhận được thanh lý hợp đồng của chủ đầu tư.
Chủ đầu tư Helios Tower bị tố “đem con bỏ chợ”
Cũng trong những ngày đầu tháng 6 hàng trăm hộ dân tại khu tổ hợp siêu thị văn phòng và nhà ở Helios Tower cũng đã tập trung căng băng rôn biểu ngữ phản đối chủ đầu tư. Chủ đầu tư tổ hợp tại 75 Tam Trinh này là liên doanh  công ty cổ phần đầu tư xây dựng NHS và công ty cổ phần Lilama Hà Nội đã bị cư dân tập trung phản đối những sai phạm  gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
cu-dan-helios-tower-phan-doi-chu-dau-tu
Cư dân Helios Tower tập trung phản đối sai phạm của chủ dàu tư

Theo cáo buộc của đại diện cư dân tại đay chủ đầu tư đã bàn giao công trình cho họ khi chưa công trình chưa được hoàn thành, không đúng với cam kết ban đầu. Cư dân tại đây cũng cho rằng chủ đầu tư đã thi công không theo giấy phép xây dựng được cấp. Tầng 3 và tầng 4 theo thiết kế lẽ ra là các công trình tiện ích như siêu thị, hồ bơi, phòng tập.. lại bị chủ đầu tư ngăn thành các căn hộ để bán lại. Người dan còn tố chủ đầu tư lách luật khi xay dựng tầng 4A vượt thêm 1 tàng để làm trung tâm thương mại khi chưa được cơ quan quản lý cấp phép. Không những vậy chủ đầu tư dự án này còn làm ngơ cho các hộ dân chiếm dụng không gian sinh hoạt chung thành không gian riêng để sử dụng.
Trước đó trong ngày 20/5 trong cuộc đối thoại giữa cư dân và chủ đầu tư thì phía chủ đầu tư đã thừa nhận một số sai phạm mà cư dan đã nêu ra như xaaytheem tàng 4A… và thông báo là đang hoàn thiện hồ sơ gửi các cơ quan chức năng. Tuy nhiên chủ đầu tư không thừa nhận việc biến diện tích đáng lẽ của trung tâm thương mại và các tiện ích thành căn hộ mà lý giải đó là văn phòng cho thuê.
Trước những sai phạm nghiêm trọng của chủ đầu tư cư dân tại tổ hợp 75 Tam Trinh đã làm đơn kiến nghị đến thành phố Hà Nội, đến bộ xây dựng để xử lý nghiêm chủ đầu tư. Mong muốn của các cư dân tại đay là bộ xay dựng bác toàn bộ yêu cầu thay đổi thiết kế của chủ đàu tư, yêu cầu chủ đầu tư trả lại nguyên trạng theo thiết kế ban đầu.
Đấu tranh đòi quyền lợi dù đã mua nhà 3 năm:
Cư dân tại Golden West số 2 Lê Văn Lương Thanh Xuân Hà Nội trong những ngày cuối tháng 5 vừa qua đã căng băng rôn và khẩu hiệu để phản đối chủ đầu tư là công ty cổ phần Phát triển và thương mại Việt Nam (Viettradico) khi chủ đầu tư lấn chiếm nhiều ô thoáng ở nhiều tầng để biến thành các căn hộ không có trong thiết kế ban đầu. 
chu-dau-tu-golden-west-bị-to-lan-chiem-khong-gian-chung
Chủ đầu tư Golden West bị tố lấn chiếm không gian chung

Dù đã được UBND thành phố hà Nội duyệt trong thiết kế có 58 ô thoáng nằm rải rác tại các tầng của tòa nhà song chủ đầu tư Vietradico đã hô biến nhiều ô thoáng thành các  căn hộ để thu lời bất chính. Theo người dân tại đay cho biết thì chủ đầu tư cũng đang tiến hành xin phép các cơ quan hữu quan để thay đổi thiết kế của các ô thoáng nhằm hợp pháp hóa các căn hộ đã được xây dựng nhằm thu lợi. Đay là việc làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quyền lợi của cư dân sống tại đây. Mặc dù thi công không phép song chủ đầu tư trong quá trình thi công các căn hộ cũng không sử dụng các biện pháp an toàn để bảo vệ cho cư dân đang sống trong tòa nhà. Mặc dù đã chyển về đây sống hơn 9 tháng song các cư dân ở Golden West vẫn chưa được chủ đầu tư cho diễn tập phòng cháy chữa cháy cũng như hoàn thiện hệ thống phòng cháy chữa chá
y của tòa nhà.
Những vụ “lùm xùm” gần đây trong nhiều dự án  được quản cáo là cao cấp đang gióng len hồi chuông cảnh báo về sự vô trách nhiệm, thật tín của nhiều chủ đầu tư đối với khách hàng của mình. Hiện trạng này cần được các cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng dể bảo vệ quyền lợi cho những người đã bỏ ra một số tiền không nhỏ để sở hữu căn hộ tại các khu chung cư cao cấp này. 
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM