Sikatop Seal 107. Phụ gia chống thấm SIka

Sikatop Seâl 107 là phụ gai chống thấm 2 thành phần chống thấm bể nước, nhà vệ sinh.

Sikaproof Membrane

Sikaproof Membrane là màng lỏng chống thấm bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần, thi công nguội

Sikalite. Phụ gia chống thấm Sika

Sikalite là phụ gia chống thấm dạng lỏng được chế tạo sẵn sử dụng ngay, giúp bịt mao dẫn trong be tông

Lưới địa kỹ thuật Tensar

Cung cấp lưới địa kỹ thuật Tensar độc quyền tại miền Bắc chất lượng

Băng cản nước chống thấm PVC

Cung cấp băng cản nước PVC chống thấm uy tín chất lượng giá cạnh tranh.

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn chung cư cao cấp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chung cư cao cấp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Chung cư cao cấp hay nhà ở tập thể thời bao cấp?


Cho xe vào thang máy mang lên phòng, mang xô chậu xuống sân chung cư tắm rửa, mang bếp than nấu ăn ngay trước lối vào chung cư... là những cách mà người dân ở một khu chung c cao cấp đang tiến hành để phản đối chủ đầu tư. Tiếp tục là những nỗi khổ mà những người có tiền đang phải chiuj do những tranh chấp với chủ đầu tư khoogn được giải quyết.
Nhà giàu kêu khổ
Ra Tết chưa được bao lâu nhưng tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư lại bùng phát, đáng chú ý đều là những dự án chung cư cao cấp. Khi mà người mua nhà bỏ ra hàng tỷ đồng để sở hữu căn hộ thì nay, họ lại phải sống trong cảnh khổ sở đi kiện cáo chủ đầu tư vì cho rằng không nhận được những gì đúng như quảng cáo.
Mấy ngày nay, mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân tại dự án ở phố Nguyễn Tuân quận Thanh Xuân, Hà Nội đã tạm lắng xuống sau đối thoại giữa hai bên. Tranh chấp bùng phát sau khi một số hộ dân bị cắt nước do không đóng phí dịch vụ. Để phản đối chủ đầu tư, cư dân tại đây mang nước xuống sảnh tòa nhà gội đầu với xô chậu, máy sấy,... Tiếp sau đó, băng rôn, khẩu hiệu được treo khắp chung cư để gây sức ép cho chủ đầu tư.
chung-cu-cao-cap-hay-nha-o-tap-the-thoi-bao-cap-1
Dân chung cư cao cấp sinh hoạt như thời bao cấp 

Gội đầu ở sảnh chung cư để phản đối chủ đầu tư
Theo phản ánh của cư dân, họ bức xúc vì chất lượng quản lý tòa nhà không đạt yêu cầu, trong khi đó mức phí phải đóng quá cao. Bên cạnh đó, các vấn đề khác như diện tích căn hộ, tiện ích cũng được khách hàng nhắc tới.
Trước đó, tại chung cư này cũng gây chú ý bởi hình ảnh cư dân đi xe máy vào thang máy lên căn hộ của mình vì cho rằng phí gửi xe quá cao. Theo đại diện hộ dân ở đây, mức phí như trên là không đúng quy định của UBND TP Hà Nội. Đồng thời, khung giờ quy định mức phí tối - qua đêm cũng không đúng theo quy định.
Tại dự án ở Mỹ Đình, tranh chấp của chủ đầu tư và cư dân cũng đang khá nóng. Hàng trăm băng rôn treo rải khắp các phòng của các tòa thuộc dự án ở Mai Dịch. Nguyên nhân của sự việc này không đơn thuần do phản đối với mức phí trông giữ xe ô tô theo tháng, mà còn do phía nhà đầu tư vi phạm hợp đồng, cung cấp dịch vụ không đạt chuẩn.
Điểm qua các dự án chung cư cao cấp tại Hà Nội, những dự án không có tranh chấp đếm trên đầu ngón tay. Ngay cả các dự án của chủ đầu tư nước ngoài vẫn xảy ra tình trạng trên. Dự án Keangnam là một ví dụ. Khi mới đi vào hoạt động, dự án này trở thành tâm điểm của chú ý khi bùng nổ đấu tranh của cư dân trong thời gian dài vì mức phí dịch vụ quá cao. Dân Keangnam mang bếp than xuống sảnh để biểu tình.
chung-cu-cao-cap-hay-nha-o-tap-the-thoi-bao-cap
Mang xô chậu xuống sân phản đối chủ đầu tư

Cư dân chung cư Hồ Gươm Plaza cũng dai dẳng hàng tháng liền ‘tố’ sai phạm của chủ đầu tư. Trong nhiều ngày liền, họ đã xuống đường căng băng rôn, biểu tình “tố” hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện những cam kết liên quan đến các vấn đề như kinh phí bảo trì, xây dựng sai phép, mức phí gửi xe,...
Ai đúng ai sai?
Một thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho thấy, toàn thành phố có 935 tòa chung cư thì xảy ra 105 vụ tranh chấp. Nguyên nhân đưa đến việc tranh chấp tại các khu chung cư ngày càng gia tăng có thể do sự thiếu chuyên nghiệp, chưa xử lý kịp thời, triệt để các tranh chấp phát sinh dẫn đến xung đột về mặt lợi ích giữa cư dân với chủ đầu tư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho hay, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tại các chung cư rất đa dạng. Ngoài các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành, quản lý chung cư còn có những lỗi chủ quan đến từ chủ đầu tư như chậm bàn giao nhà, chưa làm sổ đỏ cho cư dân qua nhiều năm, thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng nhưng khi bán không giải chấp, chưa đủ điều kiện vẫn bàn giao cho dân vào ở,...
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa có chế tài kịp thời và hiệu quả, đơn cử như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS có những quy định cấm nhưng không có biện pháp chế tài xử lý. Do vậy các bên tham gia vào quá trình vận hành nhà chung cư có lý do để trễ nải, thậm chí “lách luật”.
 
Bùng phát mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân chung cư cao cấp

Theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam, rất nhiều người khi mua căn hộ, nhất là ở những dự án cao cấp, rất háo hức với viễn cảnh sống trong một môi trường văn minh, an ninh tuyệt đối và được sử dụng những tiện ích chung một cách thoải mái. Thế nhưng khi nhận nhà, họ thường thấy bối rối khi bị yêu cầu phải tuân theo những quy định chung của tòa nhà.
Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng tổng hợp những nội dung khiếu nại của dân cư tại các dự án nhà ở đối với chủ đầu tư. Đây là cơ sở để rà soát lại quy định của pháp luật có liên quan để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp và hướng dẫn các cơ quan liên quan giải quyết các vụ khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án.
Xét về các vụ tranh chấp tại các dự án chung cư, chủ đầu tư và cư dân đều có những ý kiến riêng để bảo vệ quyền lợi của mình. Để vụ việc kéo dài không chỉ chủ đầu tư mà cư dân cũng sẽ mệt mỏi, người mua nhà bất an. Giá căn hộ vì thế cũng sẽ giảm khi dự án trở nên tai tiếng. Để giải quyết vấn đề này, chỉ còn cách hai bên cần phải ngồi lại đối thoại.
Đại diện chủ đầu tư cũng cho rằng họ luôn mong muốn cùng khách hàng xây dựng một cộng đồng cư dân gắn kết. Chính vì vậy, họ sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp, sẵn sàng ngồi lại cùng những người đại diện do cộng đồng cư dân bầu lên, bình tĩnh bàn bạc đưa ra tiếng nói chung và đi đến giải pháp đúng đắn nhất.
(Theo Vietnamnet.vn)
CÔNG TY PHÂN PHỐI HÓA CHẤT CHỐNG THẤM SIKA TẠI HÀ NỘI


Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Cư dân chung cư cao cấp tại Hà Nội mang xô chậu xuống sảnh phản đối chủ đầu tư

Lại thêm một lần nữa những hình ảnh không đẹp lại xuất hiện ở một khu  căn hộ cao cấp giữa thủ đô Hà Nội. Vẫn là câu chuyện đã được nhắc tới không ít trong thời gian vừa qua khi cư dân chung cư phản ứng lại những quy định mà theo họ là bất hợp lý của chủ đầu tư với họ. Đây là một vấn đề không mới nhưng hình như vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng để giải quyết những tranh chấp không đáng có như vậy.
Ngày 25/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), hàng chục hộ dân sống tại Imperia Garden (203 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân) đã bị chủđầu tưlà Công ty cổ phần HBI cắt nước. Bên cạnh việc căng băng rôn phản đối, nhiều cư dân đã mang xô, chậu xuống sảnh chính để gội đầu, sinh hoạt cá nhân. Ngoài ra, cư dân cũng căng băng rôn trên ôtô, sảnh tòa nhà hoặc trên ban công... để phản đối chủ đầu tư.
Đại diện nhóm cư dân cho biết căn hộ của họ đã bị chủ đầu tư thông qua đơn vị quản lý tòa nhà cắt nước. Diễn biến này xảy ra sau khi chủ đầu tư có thông báo nếu các hộ dân không đóng phí dịch vụ, đơn vị này sẽ ngừng cấp nước.
 Trong khi đó, theo một số hộ dân, tuy không đồng tình và không đóng phí dịch vụ mà chủ đầu tư áp dụng, họ vẫn đóng tiền nước đầy đủ theo quy định của hợp đồng cấp nước. Cho rằng việc chủ đầu tư cắt nước đã vi phạm điều khoản trong hợp đồng cấp nước, đại diện cư dân cho biết sẽ báo cáo lên các cấp chính quyền nhờ can thiệp.
Về phí dịch vụ, đại diện cư dân cho biết, vì không đồng tình với mức đang được chủ đầu tư áp dụng là 11.000 đồng mỗi m2 nên nhiều hộ dân không đóng.
"Đây là mức giá quá cao và không tương xứng với chất lượng mà chủ đầu tư đang cung cấp. Số lượng tiện ích không đúng và đủ như quảng cáo ban đầu, nhiều tiện ích gộp lại hoặc tách riêng thu phí cao, chất lượng vệ sinh và an ninh không đảm bảo", vị này nói. Bà cũng cho biết 800 cư dân với chữ ký tập thể đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư công khai, minh bạch các khoản thu, chi cho việc quản lý, vận hành tòa nhà cũng như công bố tiêu chuẩn, chất lượng của các dịch vụ. Tuy nhiên đến nay các yêu cầu của cư dân vẫn chưa được chủ đầu tư và đơn vị quản lý tòa nhà đáp ứng.
Theo đại diện cư dân, xe máy của cư dân đỗ trong tầng hầm của tòa nhà từng xảy ra tình trạng mất trộm, ôtô thì bị va chạm móp thân vỏ hoặc mất linh kiện... Trong khi đó, phí trông giữ xe máy mỗi tháng là 45.000 đồng nhưng mỗi hộ gia đình chỉ được đăng ký gửi 2 xe. Từ xe thứ 3, mức phí là 30.000 đồng mỗi đêm.
Không đồng tình với mức phí nói trên, kiến nghị nhưng không được chủ đầu tư giải quyết, nhiều cư dân từng phản đối bằng cách cho xe vào thang máy để đưa lên căn hộ.
Từ khi dự ánđược bàn giao hồi đầu năm 2017 đến nay, giữa cư dân và chủ đầu tư liên tiếp xảy ra những bất đồng kéo dài nhưng không được giải quyết. Bên cạnh phí và chất lượng dịch vụ, cách tính diện tích căn hộ cũng là một trong những nội dung tranh cãi.

dan-chung-cu-phan-ung-chu-dau-tu-1
Cư dân dại Imperia Garden căng băng rôn trên ô tô phản ứng chủ đầu tư

Cư dân dự án này không đồng tình với mức phí dịch vụ 11.000 đồng mỗi m2 mà chủ đầu tư đang áp dụng. Ảnh: cư dân
Đại diện cư dân cho biết, chủ đầu tư HBI không tuân thủ điều khoản hợp đồng về quy trình bàn giao căn hộ, không đo đạc diện tích sử dụng thực tế có sự chứng kiến của khách hàng vào ngày bàn giao căn hộ. Trong khi đó, diện tích căn hộ trên thực tế nhỏ hơn theo hợp đồng mua bán với giá trị ước tính vào từ 50 triệu đến 150 triệu đồng, tùy diện tích.
"Riêng căn hộ của gia đình tôi, thực tế giảm ước tính vào khoảng 144 triệu đồng. Nếu chủ đầu tư không giải quyết thống nhất đúng về phần diện tích với các hộ bị thiếu hụt mà căn cứ theo diện tích cũ trên hợp đồng để yêu cầu đóng phí dịch vụ với mức cao là sai quy định", bà này nói.
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress sáng 26/2, đại diện chủ đầu tư, tình trạng phản đối chỉ diễn ra với 11 hộ gia đình, không phải hàng trăm hộ như phản ánh. Vị này cũng thừa nhận lý do cắt nước là bởi một số hộ gia đình không chịu đóng phí dịch vụ dù đã được nhắc nhở nhiều lần.
dan-chung-cu-phan-ung-lai-chu-dau-tư-2
Cư dân tại Imperia phản ứng trước việc chủ đầu tư cắt nước sinh hoạt

Chung cư Imperia Garden đã có ban đại diện do các cư dân tự bầu ra. Tuy nhiên, chủ đầu tư cho rằng đây chưa phải ban đại diện chính thức theo đúng quy định của pháp luật.
"Chúng tôi sẽ làm việc để công khai, minh bạch các khoản phí dịch vụ với ban đại diện chính thức của cư dân để giải quyết các vấn đề nói trên", vị này cho hay, song từ chối chia sẻ chi tiết hơn.
Chung cư Imperia Garden tọa lạc trên khu đất của nhà máy Dệt 19/5 do Công ty HBI kết hợp với đối tác phát triển dự án là M.I.K Corporation. Dự án được quảng cáo là tổ hợp căn hộ cao cấp khép kín với 68 tiện ích và được bán ra thị trường vài năm trước với mức giá trung bình khoảng từ 33 triệu đồng mỗi m2. Hiện giá bán nhiều căn đã vượt mức 40 triệu đồng mỗi m2.
Nguyễn Hà (VnExpress)